Vải Vụn Và Những Mô Hình Kinh Doanh Sinh Lời

Vải vụn

Vải vụn là phế phẩm ngành may mang lại nhiều lợi ích sử dụng cho con người. Nó được dùng phổ biến làm chất đốt lò hơi công nghiệp và nhiều ứng dụng khác. Từ nguồn phế phẩm này, người ta có thể kiếm lời hàng trăm triệu đồng một thán

Nồi hơi Số 1 Việt Nam cung cấp số lượng lớn vải vụn. Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

1. Vải Vụn Là Gì ?

Vải vụn là phế phẩm của ngành may. Nó được hình thành trong quá trình đo đạc và cắt may các sản phẩm quần áo, đồ đạc. Trước đây, loại phế phẩm này không thu hút được nhiều sự quan tâm. Nó không được tận dụng mà chỉ được coi là một loại rác. Các công ty may mặc sau khi thu gom sẽ xả trực tiếp ra môi trường hoặc mang đi đốt.

Tuy nhiên, số lượng vải vụn ngày càng gia tăng. Nếu cứ tiếp tục tình trạng này sẽ tác động tiêu cực đến môi trường. Hoàn cảnh này đã khiến cho mọi người phải đặt ra câu hỏi “Làm thế nào để xử lí vải vụn một cách hiệu quả”.

Cũng từ đó mà người ta đã tìm ra câu trả lời thích hợp và mang đến nhiều lợi ích cho con người.

Những công dụng mà vải vụn mang lại quả thật vô cùng bất ngờ. Nó được người ta tận dụng để làm nên nhiều đồ dùng. Ngoài ra, nó còn được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.

Đặc biệt đây được xem là một nguồn nguyên liệu đốt lò hơi tiềm năng. Việc tận dụng này không chỉ giúp xử lí vải vụn mà còn mang lại giá trị kinh tế cho con người.

2. Tận Dụng Vải Vụn

Mặc dù được xem là một loại phế phẩm nhưng vải vụn lại mang đến nhiều lợi ích cho con người. Trước mắt, nó mang lại cho chúng ta nguồn lợi về kinh tế. Hãy thử nghĩ, vải vụn là một phần của mảnh vải.

Để sản xuất ra một mảnh vải không phải là chuyện đơn giản. Như vậy, chắc hẳn giá trị của vải vụn cũng không hề tầm thường. Vậy tại sao chúng ta không tận dụng nguồn “tài nguyên” sẵn có này?

Vải vụn từ các nhà máy dệt may
Vải vụn từ các nhà máy dệt may

Cây bèo, vỏ trấu còn mang lại lợi nhuận cho con người. Vậy thì chắc hẳn vải vụn còn mang lại nguồn lợi lớn hơn thế. Nó có thể không đem đến giá trị trong may mặc nhưng ở những lĩnh vực khác thì chắc chắn sẽ phát huy được công dụng.

Đặc biệt, với những bộ não sáng tạo của con người, nó có thể mang đến công dụng bất ngờ. Thực tế đã chứng minh điều này. Vải vụn ngày càng được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

2.1.Vải Vụn Làm Đồ Gia Dụng

Rất nhiều công ty tái chế đã tiến hành thu gom vải vụn. Sau đó họ đem về xưởng phân loại vải thu mua được. Dựa vào chất liệu khác nhau sẽ sản xuất ra các đồ gia dụng khác nhau.

Các sản phẩm này đều được người tiêu dùng sử dụng phổ biến. Cụ thể là các sản phẩm như: đồ bắt nồi, giẻ lau, cây lau nhà, vỏ gối,… Từ những mớ vải vụn giá rẻ mà họ đã tạo nên giá trị kinh tế dồi dào cho mình.

2.2. Vải vụn Làm Các Sản Phẩm Thời Trang

Những mảnh vải vụn có kích cỡ to hơn, họa tiết và màu sắc hợp thời sẽ được thu gom để làm một số đồ thời trang như túi xách, dây buộc,…

Ngoài ra, người ta cũng dùng những phần vải này để may đồ cho trẻ em. Dù là họa tiết, màu sắc hay chất liệu đều đảm bảo yêu cầu của người tiêu dùng.

2.3. Vải vụn Làm Các Đồ Dùng, Thiết Bị Khác

Vải vụn được sử dụng để làm nhiều đồ dùng khác nhau. Trong đó có những sản phẩm đồ chơi thiếu nhi như búp bê, gấu bông và cả những quả bóng bằng vải. Chưa kể nó còn được ứng dụng vào sản xuất các thiết bị giảng dạy.

Những hình nộm bằng vải với màu sắc bắt mắt chắc hẳn sẽ vô cùng bắt mắt và thu hút sự quan tâm của học sinh. Một số người cũng sử dụng vải vụn để tạo nên các sản phẩm handmade, đồ lưu niệm.

Sản xuất đồ thủ công
Sản xuất đồ thủ công

Vải vụn có tác dụng trong công đoạn sản xuất của nhiều sản phẩm. Liệu rằng công dụng của vải vụn chỉ có thế? Chắc hẳn là không rồi.

Với những tiềm năng chưa được khai thác hết, vải vụn hứa hẹn sẽ mang đến cho mọi người nhiều lợi ích vượt trội hơn. Chưa kể, trong giai đoạn hiện tại, nó đang được khai thác và sử dụng làm nguyên liệu đốt lò hơi.

Có thể thấy, từ nguồn vải vụn, chúng ta có thể xây dựng được nhiều mô hình kinh doanh sinh lời khác nhau. Nếu biết tận dụng sáng tạo chúng, ta có thể tạo nên giá trị kinh tế to lớn cho bản thân và mọi người.

3. Các Loại Vải Vụn

Vải vụn cũng được chia làm nhiều loại như những tấm vải thông thường. Những loại phổ biến hiện nay là vải Cotton, vải thun TC, vải thun PE

* Vải thun TC

Vải thun TC được sản xuất với sự pha trộn hai thành phần là Cotton và Polyester hay còn gọi là nilon. Trong đó, Polyester chiếm hơn 65%. Sợ cotton chỉ đạt 35% nguyên liệu sản xuất.

Do sự pha trộn nhiều nilon, vải thun TC có khả năng thấm hút mồ hôi kém, nóng bức khi mặc.

Với chất lượng tầm trung, loại vải này có giá thành rẻ hơn cotton.

Nó được sản xuất làm quần áo, đồ dùng cho những người không quá chú trọng đến chất lượng sản phẩm.

* Vải thun PE

Đây là loại vải có chất lượng kém nhất. Nó được sản xuất hoàn toàn từ Polyester. Vì thế, khả năng thấm hút mồ hôi của nó gần như là không.

Khi mặc, người dùng sẽ có cảm giác bí bách và nóng nực vô cùng. Ngoài ra, chất vải cũng không được bền, chỉ sử dụng một thời gian ngắn đã bị xù.

* Vải Cotton

Đây là loại vải được sản xuất hoàn toàn từ sợi cotton dệt từ sợi bông. Cây bông sau khi được trồng và chăm sóc cẩn thận sẽ cho ra quả bông.

Đến lúc bông chín nở bung sẽ xuất hiện những sợi bông bên trong. Người ta sẽ thu hoạch sợi bông này rồi mang đi tẩy và se sợi để may quần áo.

Ngày nay, trong công đoạn xử lí sợi bông thô, người ta sử dụng thêm hoá chất để làm tăng độ bền của sợi vải. Có thể nói vải cotton là sợi vải được kết hợp hoàn hảo giữa nguyên liệu tự nhiên và một số hoá chất.

Hiện nay, vải cotton đang là chất vải được ưa chuộng nhất hiện nay. Nó có nhiều đặc điểm vượt trội thu hút người tiêu dùng.

Khi mặc, người dùng sẽ vô cùng thoải mái bởi độ co giãn, thoáng mát và khả năng thấm hút mồ hôi tối ưu.

Chất vải này cũng rất bền khi sử dụng và giặt là. Tuy nhiên, vải cotton có nhược điểm khá thô và cứng.

Vì thế, một bộ phận người dùng là nữ không ưa dùng loại vải này. Hiện tại, nhược điểm này đã được khắc phục bằng cách pha chế thêm sợi Spandex trong quá trình sản xuất.

Vải Cotton
Vải Cotton

4. Sợi Polyester Trong Sản Xuất Vải, Vải Vụn

4.1. Khái Niệm

Polyester có nguồn gốc tổng hợp từ nhiều nhiên liệu, trong đó chủ yếu là dầu mỏ và than đá. Đây là một chất hóa học được cấu tạo chủ yếu từ Ethylene.

Vào thế kỷ 20, sau khi người ta cho axit tác dụng với rượu đã thu được hợp chất Polyester. Hợp chất này được cấu tạo bởi nhiều phân tử kết hợp với nhau theo trình tự lặp lại.

Dựa trên thành phần hóa học mà người ta chia Polyester thành hai dạng: PCDT và PET. PCDT có tính dẻo và khả năng đàn hồi tốt hơn PET.

Tuy nhiên, độ bền của nó kém hơn PET. Loại Polyester này không được sử dụng phổ biến để sản xuất quần áo, nó được ứng dụng chủ yếu vào dệt, may các loại rèm cửa và một số đồ gia dụng khác.

PET thì được ứng dụng đa dạng hơn, nó có thể sử dụng trực tiếp để may quần áo. Ngoài ra, người ta cũng có thể trộn PET với một số vải khác để giúp quần áo phẳng phiu, chống hút bụi.

4.2. Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển

* Hình thành

Năm 1926 tại Mỹ, người ta đã tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu về các loại sợi tổng hợp. Những dự án nghiên cứu ban đầu chủ yếu tìm hiểu quá trình hình thành của sợi tổng hợp và nilon.

Mãi đến năm 1939, các nhà hóa học ở Anh mới chú ý đến nghiên cứu của Dupont và bắt đầu tiến hành nghiên cứu và thực hiện nhiều thí nghiệm.

Cho đến năm 1931, sợi Polyester đã được ra đời và được nhiều người biết đến.

Cho đến 1946, Polyester đã chính thức được sản xuất ở nước Mỹ sau khi được mua lại bản quyền.

Với những công dụng và lợi ích của loại sợi tổng hợp này, nó nhanh chóng thu hút được nhiều người.

Cũng từ đó, có nhiều công ty, doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh và sản xuất nhiều sản phẩm từ Polyester

* Phát triển

Sau khi được sản xuất và giới thiệu trên thị trường, Polyester đã đạt kỉ lục phát triển nhanh nhất tại nước Mĩ.

Thế nhưng, loại sợi tổng hợp này cũng nhanh chóng bị tẩy chay. Nguyên nhân xuất phát từ những quan niệm cũ của người dân. Họ cho rằng mặc quần áo làm từ sợi Polyester sẽ làm mất giá trị bản thân.

Để vượt qua khó khăn này, Polyester đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều loại sợi mới với kích thước vô cùng nhỏ.

Dạng sợi tổng hợp này chính thức được ra mắt vào năm 1991. Với kích thước siêu nhỏ, nó làm sang trọng và nổi bật phong cách thời trang của quần áo hơn. Chất vải làm ra bóng mịn như vải lụa.

Sự ra đời của dạng sợi này đã dần khôi phục được vị thế của sợi Polyester trên thị trường. Ngoài ra, loại sợi này cũng có những tính chất phù hợp để sản xuất một số bộ phận của máy bay và ô tô.

4.3. Ứng Dụng Của Polyester

Sợi Polyester mang lại nhiều lợi ích và giá trị sử dụng cho con người. Nó ngày càng được ứng dụng vào sản xuất nhiều đồ dùng.

Mặt hàng được sản xuất từ Polyester nhiều nhất là quần áo. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để sản xuất một số đồ dùng gia đình, làm vật liệu để sản xuất một số bộ phận của máy tính, băng ghi âm.

Polyester còn phát huy tác dụng hiệu quả trong sản xuất các loại đồ dùng cách điện.

Kể từ khi Polyester được sử dụng để sản xuất quần áo, nó thể hiện những đặc tính vượt trội so với các loại sợi khác. Đầu tiên phải kể đến khả năng chống nước, chống cháy, chống bụi. Khả năng vượt trội này chủ yếu là do Polyester hấp thu thấp các vết bẩn, bụi, nước.

Chưa kể, khi sử dụng, người dùng cũng không phải lo việc quần áo sẽ bị nhăn nhúm sau khi giặt như các loại vải khác.

Ngoài ra, loại vải có chứa Polyester có độ bền tương đối cao. Với những đặc tính trên, đây chắc chắn là loại vải thu hút sự quan tâm của nhiều người tiêu dùng.

Vải Polyester
Vải Polyester

4.4. Các Dạng Sợi Polyester.

Hiện nay, người ta chia Polyester thành 4 dạng sợi khác nhau: sợi Filament, sợi Xơ, sợi Thô, sợi Fiberfill. Mỗi loại sợi sẽ được sản xuất dựa trên phương thức khác nhau. Sợi Filament có cấu tạo bởi các sợi đơn lẻ kéo dài liên tiếp. Loại sợi này khi sản xuất ra vải sẽ tạo nên mảnh vải với mặt nhẵn mịn. Sợi thô được cấu tạo từ các sợi filament kéo lỏng. Cấu tạo của sợi xơ là những sợi filament nhưng có chiều dài và ngắn hơn. Fiberfill được cấu tạo bởi các sợi có kích thước lớn. Vì thế, nó được dùng để sản xuất các vật dụng gia đình như chăn, gối.

Trong bốn dạng sợi trên, sợi xơ và Filament là hai loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

5. Quy Trình Sản Xuất Sợi Xơ Và Sợi Filament

5.1. Sản Xuất Sợi Xơ

Loại sợi này có quy trình sản xuất tương tự như sợi Filament. Tuy nhiên do cấu trúc sợi xơ ngắn nên lúc tuôn sợi người ta phải sử dụng thùng trộn có nhiều lỗ. Dưới đây là quy trình sản xuất cụ thể của sợi xơ:

  • Kéo căng: Sau khi sợi được hình thành, ngay lập tức nó sẽ được bỏ vào các thùng chứa và được làm lạnh ở bên trong đấy. Kế tiếp, người ta sẽ sử dụng các con lăn với nhiệt độ cao để kéo căng các sợi. Sau khi kéo, độ dài của nó sẽ nhiều hơn khoảng bốn, năm lần so với lúc trước.
  • Tạo nếp: Sau khi đã tiến hành kéo sợi, người ta sẽ tạo nếp để kết dính các sợi lại. Để thực hiện quá trình này, người ta dùng các hộp nén.
  • Định hình sợi: Tiếp đến, người ta sẽ gia nhiệt sợi trong nhiệt độ tối thiểu là 100 độ C, tối đa là 150 độ C. Quá trình này sẽ giúp các nếp gấp được giữ lâu hơn. Đồng thời nó cũng sẽ làm giảm độ ẩm bên trong sợi, giúp cho sợi được khô hơn, dễ bảo quản và sản xuất hơn.
  • Cắt sợi: Sau khi tiến hành các bước trên, sợi sẽ được mang đi cắt với nhiều kích cỡ khác nhau khoảng 3cm, 5cm hoặc 15cm. Kích cỡ cắt sẽ phục thuộc vào mmooix loại vải khác nhau. Quá trình này giúp cho sợi có thể dễ dàng pha trộn với các loại sợi khác để sản xuất đồ.

5.2. Sản Xuất Sợi Filament

  • Trùng hợp: Bước đầu, dimethyl terephthalate sẽ tác dụng với ethylene glycol và cả chất xúc tác. Ở 302 – 410 độ F, phản ứng hóa học sẽ xảy ra và thu được một phân tử đơn. Sau đó, phân tử này tác dụng với acid terephthalic ở nhiệt độ 472 độ F để tạo thành sợi Polyester dài.
  • Làm khô: Polyester mới hình thành có nhiệt độ cao. Vì thế, người ta sẽ làm lạnh nó để sợi được khô và giòn hơn. Sau đó, sợi sẽ được cắt nhỏ để đảm bảo độ bền.
  • Kéo sợi: Sau khi làm khô, các hạt Polymer sẽ được đem đi nấu ở nhiệt độ 260 – 270 ° C thành một hỗn hợp dạng lỏng. Hỗn hợp này sẽ được để ở thùng kim loại và đùn qua các lỗ nhỏ với hình dạng khác nhau để tạo thành những sợi nhỏ. Trong giai đoạn này, người ta có thể thêm các hóa chất khác để làm tăng tác dụng của sợi. Chẳng hạn như khả năng tích điện hoặc chống cháy.
  • Kéo căng: Khi vừa được đùn qua các lỗ nhỏ, người ta sẽ tiến hành kéo căng sợi Polyester. Đây là lúc mà sợi dễ kéo căng nhất. Chiều dài sợi sau khi kéo sẽ gấp ba hoặc bốn lần trạng thái ban đầu. Giai đoạn này sẽ giúp cho các phân tử bên trong sợi được xếp thẳng nhau. Đồng thời, nó cũng giúp tăng độ dẻo dai của sợi.
  • Cuốn sợi: Cuối cùng, người ta sẽ cuộn các sợi Polyester được kéo căng vào ống sợi hoặc bỏ vào thùng để dễ dàng phục vụ cho quy trình dệt may.

6. Các Mô Hình Kinh Doanh Sinh Lời Từ Vải Vụn

6.1. Kiếm Số Tiền “Khủng” Từ Tái Chế Vải Vụn

Tại Phong Nam, xã Hòa Châu, Hòa Vang, Đà Nẵng, người dân ai cũng biết đến xưởng tái chế vải vụn của chị Ngô Thị Hồng. Chị là người đầu tiên ở đây thực hiện mô hình kinh doanh sinh lời này. Ý tưởng mới lạ này giúp chị thành công và vươn lên làm giàu.

Năm 2004, chị Hồng nảy sinh ý định kinh doanh với vải vụn. Ban đầu, ý tưởng chị không được nhiều người ủng hộ và cho rằng khó để thành công.

Do đã từng có một thời gian dài làm việc trong công ty may, chị nhận thấy sau mỗi ngày, lượng vải vụn thải ra vô cùng nhiều.

Thế nhưng chúng lại không được sử dụng mà đem bỏ đi. Cỏ, rác cũng có thể đem lại thu nhập cho con người, vậy thì vải vụn chắc chắn cũng là một “nguồn tài nguyên khổng lồ”. Chính vì thế chị đã nghĩ cách tận dụng lượng vải vụn này để kiếm tiền cho sinh hoạt hàng ngày.

Ban đầu, chị sử dụng vốn tự có của mình và số tiền đi vay được để mua lại vải vụn của các công ty. Sau đó, chị Hồng mang về, lựa các mảnh vải có chất liệu, màu sắc tốt để may đo quần áo trẻ em.

Một số khác chị dùng để làm các đồ gia dụng phù hợp. Sau đó, chị bỏ mối giá rẻ cho các gian hàng buôn bán. Với sự khéo léo và kinh nghiệm may đo của bản thân, sản phẩm chị làm ra vô cùng đẹp mắt.

Vì thế, nó thu hút không ít người mua. Chị quyết định mở rộng quy mô để cung cấp cho các gian hàng cũng như là kiếm thêm lợi nhuận.

Buôn bán vải vụn
Buôn bán vải vụn

* Tình hình hiện tại

Cho đến hiện tại, chị Hồng đã xây dựng được một xưởng sản xuất với hơn 30 nhân công. Chị không chỉ mở rộng quy mô mà còn đầu tư thêm các thiết bị máy móc hiện đại để phục vụ cho việc sản xuất.

Mẫu mã, chủng loại và chất lượng sản phẩm không ngừng được cải thiện. Đồng thời, vải vụn cũng được nhập từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo có đủ tư liệu sản xuất.

Trước kia, chị Hồng chỉ bỏ mối cho các gian hàng bán lẻ, thì nay chị đã hợp tác với nhiều xí nghiệp trong cả nước. Số lượng hàng hóa bán ra thị trường hàng năm ngày càng gia tăng. Mỗi năm chị Hồng có thể thu về số lãi hàng trăm triệu đồng.

Chị Hồng cho biết, công nhân trong xưởng của chị đều là những người khó khăn, nghèo khổ. Chị muốn tạo điều kiện để người ta kiếm thêm thu nhập và thoát khỏi đói nghèo. Ngoài ra, chị cũng thường xuyên đến thăm các trại trẻ mồ côi, những nơi nhiều người nghèo đói. Mỗi lần đến chị đều chuẩn bị quà để động viên tinh thần của họ cũng như chia sẻ sự khó khăn với họ.

Các khu vực miền núi hay đồng bào bị bão lũ chị đều quyên góp để giúp đỡ mọi người thoát khỏi tình trạng khó khăn.

6.2. Con Đường Vải vụn

Tại Quận Tân Phú của thành phố Hồ Chí Minh, người ta luôn gọi đường Phú Thọ Hòa là con đường vải vụn. Cái tên này gắn liền với công việc của gần 130 hộ dân tại đây. Họ làm nghề kinh doanh vải vụn.

Dọc theo chiều dài con đường, người ta chỉ nhìn thấy các cửa hàng kinh doanh vải vụn liền kề nhau. Mỗi cửa hàng chỉ rộng hơn 30m2.

Trong đó, mọi người sẽ ngồi quây xung quanh đống vải vụn để phân loại vải vụn thu mua được. Mỗi lần thu mua vải vụn của các công ty may về không chỉ có vải bên trong mà là một mớ hỗn hợp cả giấy, bìa carton.

* Phân loại vải vụn hàng ngày

Chị Lê Thị Ngọc Sương, quê ở tỉnh Quảng Ngãi cho hay việc phân loại và lọc vải vụn vô cùng mệt mỏi. Chưa kể, lại phải nhặt những mảnh giấy, tấm bìa. Mỗi loại vải, chất liệu khác nhau sẽ được bán cho người ta để tái chế các đồ khác nhau.

Mảnh nào có kích thước lớn, màu sắc, chất liệu đẹp sẽ được dùng để may quần áo. Chất vải khác thì có thể dùng để làm đồ dùng như khẩu trang, khăn hoặc đồ chơi trẻ em.

Những sợi vải nhỏ, vụn sẽ được đem đi nhồi vào rượt gối hoặc trong những con gấu bông.

Để tiện cho việc tái chế và bán lại cho các xí nghiệp, người dân sẽ phân loại vải vụn dựa trên kích cỡ. Mảnh vải dài hơn 60cm sẽ được xếp vào hàng loại một.

Loại hai sẽ từ dài hơn 30cm và không quá 60cm. Những miếng vải với kích cỡ còn lại sẽ được xếp vào một loại. Ngoài ra, vải còn phải được chia thành các chất liệu khác nhau: cotton, nilon,…

Việc phân loại còn giúp cho lúc bán ra dễ dàng hơn. Mỗi loại vải khác nhau, chất liệu khác nhau sẽ có giá thành riêng.

Mức giá bán ra thường dao động từ 1.500 đến 3000/kg. Có khi mua được mua được vải có kích cỡ to, bán ra có khi được 20.000/ kg. Có khi thì nhập được hàng chỉ toàn vải vụn, nát và giấy, bìa. Lời lãi thu về chả được bao nhiêu.

* Khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vải

Kinh doanh vải vụn đã bắt đầu từ rất lâu trước đây. Hầu hết khu vực này đều là những người dân nơi khác đến đây kiếm miếng cơm manh áo sống qua ngày.

Những hộ kinh doanh ở đây mới đầu làm đều có người quen giới thiệu mối cho. Tuy nhiên, những năm gần đây, ngày càng có nhiều người kinh doanh vải vụn.

Theo như anh Nguyễn Hữu Đức chia sẻ thì nguồn nhập vải vụn ngày càng khan hiếm. Nhu cầu tăng cao khiến cho nguồn cung cấp không còn dồi dào như trước đây.

Đối với những người mới làm thì việc tìm mối vô cùng khó khăn. Như anh, đã làm lâu năm rồi mà đôi khi còn phải trả tiền cho để người ta kiếm mối ngon.

Những mối ngon như thế thường phải chi rất nhiều để mua được.

Thu gom vải
Thu gom vải

Những năm gần đây, vải vụn không chỉ kinh doanh trong nước mà có thể bán sang bên Trung Quốc. Lời lãi có khi đến 3.000 – 4.000/ kg vải cotton. Mỗi ngày một cửa hàng có thể bán ra hơn 150kg.

Tính ra, có ngày thu về được cả triệu đồng. Nguồn lợi thu về nhiều như thế nên người người đua nhau đi kinh doanh vải.

Theo như chia sẻ của người trong nghề, không phải hộ kinh doanh nào cũng được phòng Tài Nguyên cấp giấy chứng nhận đạt điều kiện.

Cả thảy chỉ có hơn 10 hộ kinh doanh có giấy chứng nhận và đủ điều kiện để nhập hàng của các xí nghiệp may mặc.

* Vốn đầu tư ít

Kinh doanh vải vụn không giống như những mặt hàng khác. Số vốn yêu cầu tương đối thấp do nguồn vải vụn nhập về giá thành vốn cũng rẻ. Để bắt đầu kinh doanh chỉ cần 500.000 đã có thể làm được rồi.

Những cửa hàng nhỏ lẻ vốn chưa quá 500.000. Cửa hàng nào muốn làm ăn lớn thì vốn đầu tư cũng chỉ cần khoảng gần 20.000.000 VNĐ.

Thông thường, các hộ kinh doanh thuê mặt bằng để kinh doanh đồng thời cũng là nơi sinh sống của cả gia đình.

Nhìn vào trong gian hàng chỉ tràn ngập vải vụn. Bên ngoài thì treo một tấm biển xơ xài. Có cửa hàng chẳng treo biển hay đề tên gì cả.

* Chung sống với vải vụn

Đến thăm nhà chị Võ Thị Hồng mới thấy cảnh chung sống vất vả, bụi bặm với vải vụn. Cả gian nhà cũng là nơi chất vải vụn. Mọi người trong gia đình ngồi quây quần bên đống vải mới nhập về. Tay thì nhặt nhạnh, sắp xếp các loại vải thành các đống riêng. Người thì giũ vải rồi cắt sao cho đúng khuôn. Mỗi người một việc chẳng ai trò chuyện câu nào. Cả không gian bao quanh bởi bụi bẩn. Trong khi đó, mỗi người chỉ đeo một cái khẩu trang mỏng để chống lại lớp bụi bẩn dày đặc. Có khi khẩu trang cũng là tận dụng từ miếng vải vụn.

Theo như em trai chị Hồng, cả ngày họ chỉ quanh quẩn làm việc bên đống vải vụn. Ngồi im một chỗ nguyên ngày cũng chẳng phải việc dễ dàng, thoải mái. Có khi ngồi lâu quá lúc đứng lên đầu óc choáng váng, xây xẩm mặt mày.

Có lúc anh còn không đứng vững được. Nhắc đến việc đi khám sức khỏe thì anh cho hay chẳng bao giờ đi khám.

Chi phí mỗi lần khám chữa đắt đỏ lấy đâu ra mà khám. Đôi lúc anh cũng thấy khó thở, ngực bị tức. Thế nhưng cơn tức ngực cũng chỉ kéo dài một lúc lại dừng. Thế nên anh cũng xuề xòa cho qua chuyện.

Đàn ông sức dài vai rộng đã thế này thì các chị em phụ nữ làm việc cả ngày với vải vụn liệu sức khỏe sẽ ra sao?

Sống chung với vải vụn

* Cuộc sống xa quê

Nhiều cửa hàng vải vụn trên đây đều do người dân ở các khu vực khác mở. Ở quê làm ruộng vất vả cả năm cả tháng mà số tiền kiếm được hàng trăm không đủ chi trả cho sinh hoạt gia đình. Vì thế, nhiều cặp vợ chồng đã phải để con dại ở nhà nhờ ông bà nội ngoại chăm sóc.

Vợ chồng đi đến tỉnh khác làm ăn sinh sống kiếm tiền gửi về cho ông bà. Con dại cái mang ai chẳng xót. Nhiều khi muốn bỏ về quê với con với cái. Thế nhưng cứ quanh quẩn bên mấy mảnh ruộng thì lấy đâu ra tiền ăn uống, sinh hoạt.

Theo như chị Hạnh chia sẻ, chị muốn thuê thêm người làm cho đỡ nhọc, hai vợ chồng cũng được san sẻ bớt công việc. Thế nhưng cả tháng lời lãi chả đáng bao nhiêu mà lại phải trả tiền công cho công nhân thì còn đâu tiền gửi về cho ông bà nuôi con.

Kể ra, nhiều lúc anh chị cũng muốn mua cái loa cái đài, vừa làm vừa bật nhạc, nghe thời sự. Thế nhưng nghĩ đến bỏ ra mấy trăm nghìn mua cái đồ điện tử này thì hai người lại thôi.

* Có nguy cơ phải đối mặt với bệnh tật

Bước vào các cửa hàng kinh doanh vải vụn, thứ nhìn thấy đầu tiên chỉ là đống vải vụn với những lớp bụi dày đặc bao quanh không khí.

Theo như ông Đinh Thanh Hưng, GĐ Trung Tâm Y Tế ở Tân Phú, người kinh doanh vải vụn có khả năng mắc phải bệnh hô hấp và bệnh phổi lên đến hơn 10 lần những người khác.

Chưa kể, khi ngồi làm việc liên tục trong thời gian dài, mọi người sẽ có nguy cơ bị đau lưng, dễ dàng thoái hóa đốt sống. Ngoài ra, khả năng giảm sút thị lực cũng vô cùng cao.

Đối với những người làm giàu bằng mô hình kinh doanh vải vụn, các bệnh về hô hấp hay bệnh phổi,… đều là nỗi lo ngại chung.

Thế nhưng bỏ qua những tiềm ẩn bệnh tật, họ vẫn phải tiếp tục mưu sinh bằng con đường này. Biết thế nhưng họ cũng không đi khám sức khỏe định kì vì chi phí mỗi lần bỏ ra vô cùng nhiều.

So với nguy cơ bệnh tật, họ thà phớt lờ việc khám chữa, tiết kiệm từng đồng cho sinh hoạt hoặc gửi về quê trang trải chi phí nuôi con.

6.3.Xuất Khẩu Phế Liệu Ngành May

Tại khu vực Thường Tín, Hà Tây, nhiều hộ gia đình cũng xây dựng mô hình kinh doanh sinh lời bằng vải vụn.

Mặc dù nguồn lợi kinh tế thu về hàng tháng tương đối cao thế nhưng người dân nơi đây vẫn không ngừng nghĩ ra các ý tưởng mới để nâng cao nguồn lợi kinh tế. Người dân ở nơi đây làm giàu bằng cách xuất khẩu vải vụn cho lái thương bên Trung Quốc

Xây được nhà lớn bằng xuất khẩu vải vụn

Đến thôn Dưỡng Hiền, mọi người sẽ trầm trồ, ngạc nhiên bởi những ngôi nhà lầu to đẹp, khang trang. Các xe tải, xe chở hàng thì cứ tấp nập ra vào thôn như đi trẩy hội.

Người dân nơi khác đến đây không khỏi thắc mắc họ làm giàu bằng cách nào. Theo như chủ tịch UBND, người dân trong vùng buôn bán vải vụn để nhập cho lái thương bên Trung.

Anh Nguyễn Văn Dưỡng, một trong số những người kinh doanh vải vụn cho hay họ thu gom vải vụn hàng tháng và bên lái buôn sẽ tự động sang cân và vận chuyển.

Số lượng vải vụn hàng tháng anh bán cho lái buôn phải trên dưới 10 tấn. Mỗi loại vải khác nhau sẽ bán ra với mức giá khác nhau.

Sau khi trừ đi các khoản tiền vốn, chi phí phát sinh thì anh Dưỡng thu về được trên dưới 7 triệu mỗi tháng. Theo như chia sẻ, anh Dưỡng bắt đầu kinh doanh vải vụn là nhờ ông Giáo hàng xóm của anh.

Thấy ông ngày nào cũng thu gom vải vụn rồi đem bán cho những người cần thiết. Lời lãi thì không nhiều nhưng tích góp như thế cũng được một khoản đáng kể. Sau khi thấy lợi nhuận, nhiều người cũng bắt đầu kinh doanh vải vụn.

Ban đầu sẽ đem bán trong khu vực. Sau đấy, khi kết nối được với các lái thương Trung Quốc, mô hình kinh doanh ngày càng được mở rộng.

Xuất khẩu vải vụn sang nước ngoài

Thu nhập khủng từ xuất khẩu vải vụn

Từ khi người dân ở thôn Dưỡng Hiền kinh doanh vải vụn, đời sống bà con ngày càng trở nên khấm khá. Thu nhập bình quân của cả xã cũng từ đó mà được gia tăng nhanh chóng.

Ngoài ra, nó cũng thúc đẩy phát triển nhiều loại hình dịch vụ phát triển. Từ đó, bà con có thêm ngành nghề để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

Hiện nay, lái thương lúc nào cũng trực sẵn trong thôn để thu gom vải vụn của bà con. Hàng nhập về sau khi phân loại chẳng mấy chốc mà được bán ra thị trường.

Với mỗi loại vải khác nhau lúc bán ra sẽ có giá khác nhau. Chưa kể, kích cỡ mảnh vải cũng có tác động mạnh đến mức giá. Trước đây, cũng chính các lái thương Trung Quốc là người chỉ dẫn cho người dân nhận biết và phân loại vải.

Nếu cứ để cả lô vải bán ra ngoài thì mức giá sẽ rất khó tính. Có khi sẽ là thiệt dân, có khi lái thương lại phải chịu thiệt

* Phân loại vải vụn

Mỗi lô vải vụn nhập về có đa dạng các loại vải từ cotton cho đến nilon,… Các phân biệt đơn giản nhất hiện nay là dùng bật lửa để đốt. Mỗi một loại vải khi đốt sẽ có mùi hương đặc trưng.

Không chỉ phân loại vải mà người ta còn phải chia vải thành những mảnh có kích thước tương đồng. Vải nào kích thước lớn thì có thể dùng để may quần áo, đồ dùng cá nhân. Những phần vải nhỏ thì có thể làm đồ chơi, nhồi vào ruột gối hay tái chế thành các đồ gia dụng.

Mặc dù số lời thu về hàng tháng tương đối cao nhưng bà con trong vùng vẫn luôn tìm cách để nâng cao số lãi. Họ tìm hiểu các công nghệ tái chế để phát triển mô hình kinh doanh sinh lời này nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Bà con và cả anh Dưỡng cũng cố gắng tìm hiểu công nghệ tái chế từ các lái buôn Trung Quốc nhưng không dễ gì. Họ không chia sẻ một chút nào vì đây là nghề kiếm cơm của họ.

Vả lại, bên họ công nghệ phá triển hơn bên mình nên đôi khi việc phát triển mô hình cũng còn gặp phải nhiều khó khăn hơn nữa.

6.4. Khởi Nghiệp Bằng Sản Xuất Đồ Dùng Từ Vải Vụn

Câu chuyện khởi nghiệp từ vải vụn là ý tưởng kinh doanh của Trần Phương Huyền. Cô hiện đang là nữ giám đốc trẻ tuổi của Take One. Đây là một công ty nổi tiếng về sản xuất các sản phẩm gối thủ công.

Nữ GĐ này chính là ví dụ điển hình cho những người trẻ tuổi, giỏi giang. Từ nhỏ, cô đã được tiếp xúc nhiều với vải vụn vì gia đình vốn làm nghề may mặc.

Sau mỗi lần mẹ cắt may đồ, vải vụn thừa ra nhiều, cô thường gom nhặt và làm thành những món đồ thủ công, khâu trên gối, khăn. Những đồ dùng này Phương Huyền thường đem đi tặng các bạn và được nhiều người khen ngợi, thích thú.

Càng lớn, đam mê của cô càng nồng cháy. Phương Huyền quyết tâm kinh doanh với mặt hàng gối thủ công. Ban đầu, cô tự tay làm những chiếc gối từ vải vụn rồi đem đi bán cho mọi người. Giá thành vô cùng hấp dẫn.

Các sản phẩm của cô cũng ngày càng được nhiều người săn đón và tìm mua.

Ý tưởng khởi nghiệp Take One
Ý tưởng khởi nghiệp Take One

* Mở rộng quy mô

Một thời gian sau khi kinh doanh vải vụn, Huyền đã nhận được sự ủng hộ của lượng lớn khách hàng. Mặt hàng của cô cũng ngày càng được nhiều người biết đến hơn.

Kinh doanh được hơn 1 năm, Huyền tiến hành mở một cửa hàng mang tên Take One để phát triển ý tưởng của bản thân. Cái tên này khẳng định sự độc đáo, mới lạ trong sản phẩm của Huyền.

Nguyên liệu sản xuất cô nhập chủ yếu từ bên Hàn Quốc. Đa số đều là nguồn vải nỉ. Như vậy, khi làm gối, chiếc gối vừa êm vừa mềm, tạo cho người dùng sự thích thú và thoải mái.

Cô cũng không ngừng sáng tạo các mẫu mã và kiểu dáng để đáp ứng được các nhu cầu riêng của người tiêu dùng. Điểm đặc biệt của những chiếc gối này là được thiết kế theo nhu cầu của khách hàng với những lời nhắn và ý nghĩa riêng.

* Vốn Kinh Doanh

Vốn kinh doanh là yếu tố cần và đủ để có thể duy trì, phát triển mô hình kinh doanh. Hiện nay, việc buôn bán thời trang, đồ dùng online đang được rất nhiều bạn trẻ thực hiện.

Tuy nhiên, những mặt hàng này cần phải có nguồn vốn đầu tư lớn. Chưa kể để xây dựng thành công mô hình còn phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ trên thị trường. Vì thế, Phương Huyền lựa chọn phát triển đam mê của mình thành mô hình kinh doanh sinh lời. Việc gì cũng vậy, cần phải có đam mê thì mới thành công được. Chưa kể, việc kinh doanh từ vải vụn cũng không cần nhiều nguồn vốn.

Ban đầu kinh doanh, cô chưa có nhiều vốn đầu tư. Hàng ngày Huyền phải vừa học, vừa tự làm gối bán. Sau một thời gian, mô hình kinh doanh của cô phát triển hơn.

Cô bắt đầu mở rộng đầu tư phát triển. Số lượng nhân công cũng tăng dần qua từng thời kì. Bằng chất lượng và sự độc đáo của sản phẩm, cô không cần phải bỏ tiền để quảng cáo sản phẩm mà vẫn được nhiều người biết đến.

Hiện nay trên thị trường những sản phẩm của cô ngày càng nhiều. Chúng thu hút người dùng bằng những hình dáng, trang trí, câu chữ nhỏ xinh trên gối.

Đây được xem là sản phẩm yêu thích của giới trên toàn quốc. Chưa kể, sản phẩm này còn được đặt hàng gửi sang nước ngoài. Với quy mô và sự phát triển vượt trội, năm 2008 công ty Take One đã chính thức được thành lập và đăng kí quyền sở hữu trí tuệ

* Thành quả kinh doanh

Ngay từ giai đoạn đầu tiên thực hiện ý tưởng, Huyền không có nhiều vốn đầu tư. Cô chỉ với niềm đam mê và những kinh nghiệm có được khi tiếp xúc với vải vụn. Đây chính là nguồn vốn quý báu của cô để xây dựng nên công ty như ngày hôm nay.

Sau bao năm xây dựng và phát triển đam mê, Phương Huyền đã xây dựng được một công ty uy tín. Ngoài ra cô cũng mua được cho bản thân căn nhà 3 tầng ở Hà Nội.

Hiện nay, xưởng sản xuất của cô đã có hơn 50 công nhân. Phần lớn là những người trẻ tuổi nắm bắt được xu thế trên thị trường. Sản phẩm làm ra ngày càng thu hút nhiều người dùng trong và ngoài nước.

6.5. Vải Vụn Có Nhiều Giá Trị Sử Dụng

Có thể nói, thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều khu buôn bán vải vụn nhất. Người dân ở các khu vực này sống chủ yếu từ việc buôn bán các loại phế phẩm.

Đến đây, mọi người sẽ bắt gặp những sạp hàng buôn bán đồ phế liệu, giấy vụn, bìa,… Tuy nhiên, nổi bật và có số lượng nhiều nhất là vải vụn. Vải vụn ở đây được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau.

Từ các doanh nghiệp may cho đến các nguồn cung cấp có quy mô. Không chỉ dừng lại ở việc buôn bán, người dân có thể kiếm thêm thu nhập từ vải vụn theo nhiều hình thức.

* Dọn phế liệu ngành may được trả tiền công.

Tại các doanh nghiệp may, số lượng vải vụn thải ra sau khi cắt may là vô cùng nhiều. Trước kia, người ta phải trả tiền cho công nhân để vào thu dọn vải vụn. Số lượng vải vụn sau khi thu dọn tùy ý công nhân xử lí. Vì thế có rất nhiều người làm dọn rác tại các xưởng may. Vừa có tiền thu rác, vừa gom được lượng lớn vải vụn để bán.

Thế nhưng, sau khi công dụng của vải vụn được phát hiện. Ngày càng có nhiều mô hình kinh doanh vải vụn. Các xí nghiệp may cũng không cần bỏ tiền để thuê nhân công dọn phế liệu may mặc nữa.

Họ hợp tác cung ứng vải vụn cho các xưởng tái chế hoặc những công ty kinh doanh vải vụn. Định kì sẽ có người đến thu gom phế liệu mang về.

Xưởng may không chỉ tiết kiệm tiền thuê người dọn vệ sinh mà còn kiếm được một khoản thu từ mớ vải vụn. Hơn nữa, số lượng công ty thu mua vải vụn cũng vô cùng nhiều chứ không hề khan hiếm.

Dọn vải vụn
Dọn vải vụn

Số lượng vải vụn này thường sẽ được xí nghiệp cân vo chứ không phân loại rồi bán như những nhà bán lẻ. Sau khi mua về, người ta sẽ sắp xếp phân loại các sợi vải cùng chất liệu, kích thước tương đồng. Sau đó sẽ mang đi bán hoặc nhập cho những công ty tái chế.

* Sản xuất quần áo từ vải vụn

Vải vụn là một “nguồn tài nguyên”. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ giá trị của nó. Những người không kinh doanh vải vụn thì chỉ coi nó là mớ phế phẩm bỏ đi. Chỉ có người kinh doanh mới biết đây là vàng, là bạc, là tiền.

Vải vụn được sử dụng ngày càng nhiều để tái chế thành các đồ dùng hữu ích. Những miếng vải to, chất liệu thấm hút mồ hơi có thể dùng để cắt may đồ cho trẻ em. Có những bộ đồ được may từ nhiều mảnh vải khác nhau.

Thế nhưng khi phối lên màu sắc vô cùng bắt mắt, hài hòa. Ngoài ra, người ta còn sử dụng vải vụn để may những thứ nhỏ nhặt khác như khăn tay, khẩu trang, vỏ gối, đồ bắt nồi,….. Có những cửa hàng còn làm thêm những thứ đồ chơi trẻ em từ vải vụn.

Màu sắc vô cùng bắt mắt mà chất liệu lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ em.

Sau khi đã hoàn thành sản phẩm, người ta mang chúng ra các gian hàng ngoài chợ bán. Những phần vải còn thừa không sử dụng cũng đem bán cho người có nhu cầu thu mua. Nhìn chung vải vụn phần nào cũng đem đến giá trị kinh tế cho con người.

Nó đã giúp người dân nơi đây phần nào kiếm thêm “đồng ra đồng vào”. Đồng thời, cũng giúp người dân thoát khỏi cảnh đói nghèo.

* Làm đồ gia dụng.

Những mảnh vải vụn loại ra không được sử dụng để may quần áo sẽ được tận dụng để làm ra các đồ gia dụng. Người ta có thể kết chúng lại thành những tấm thảm lót sàn.

Một số khác được sử dụng để làm ra đế lót nồi hoặc sử dụng làm cây lau nhà. Từ những mảnh vải vụn này người ta đã tạo nên giá trị sử dụng cho biết bao hộ gia đình.

Giá thành sản phẩm cũng vô cùng rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của mọi đối tượng.

* Sáng tạo đồ bắt nồi độc đáo

Làm đồ bắt nồi với hình dáng độc đáo là ý tưởng của chị Trương Thị Kim Ngọc. Trước kia, công việc chính của chị là làm công tại cảng Sài Gòn.

Thế nhưng, việc công nhân thì vừa cực mà đồng lương lại ít ỏi, không đủ trang trải cuộc sống sinh hoạt. Cảnh nghèo đói thôi thúc chị kiếm thêm việc làm lúc rảnh rỗi để tăng thu nhập.

Cuối cùng chị quyết định thu mua vải vụn và làm thành những sản phẩm gia dụng. Trước chị cũng có nhiều người làm đồ gia dụng từ vải vụn.

Vì thế, chị Ngọc suy nghĩ phải làm thế nào thì sản phẩm của mình mới độc đáo, thu hút nhiều người mua. Cuối cùng chị quyết định làm đồ bắt nồi với nhiều hình thù họa tiết mới lạ.

Làm đồ bắt nồi từ vải vụn

Ban đầu chị cắt may chúng thành nhiều hình thù như trái bóng, hình tam giác, vuông tròn tùy ý. Đường may và trang trí bên trên cũng vô cùng tỉ mẩn.

Thấy chị cặm cụi cắt may, chồng và con cũng phụ giúp phần nào. Chồng chị thì ngồi lựa vải và cắt theo khuôn.

Con cái thì giúp chị làm phồng miếng bắt nồi sau khi may. Cả gia đình cùng hợp sức chả mấy chốc mà sản xuất được nhiều sản phẩm tinh tế, bắt mắt.

Sau khi đưa ra thị trường, sản phẩm của chị Ngọc đã được nhiều chị em phụ nữ mua và sử dụng. Mới đầu, giá bán có nó chỉ có 4.000 một đôi.

* Trở thành hàng tặng kèm của nhiều nhãn hàng

Sản phẩm của chị Ngọc được các bà nội trợ đánh giá rất cao. Đường cắt may vô cùng tinh tế.

Những họa tiết thì bắt mắt và hài hòa. Đặc biệt hình dáng đa dạng: hình trái cây, con vật,…. hết sức dễ thương.

Hơn nữa giá thành bán ra cũng vô cùng “mềm”. Những sản phẩm này ngày càng được biết đến nhiều. Ít ai có thể tin được sản phẩm tinh tế, độc đáo này lại chính là tác phẩm từ những miếng vải vụn.

Với những đặc điểm vượt trội trên, đồ bắt nồi của chị Ngọc đã thành công thu hút nhiều siêu thị lớn như Big C, Maximark.

Chị nhanh chóng nhận được lời đề nghị hợp tác và trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho nhiều siêu thị lớn.

Ngoài ra, các nhãn hàng như Knorr cũng thu mua sản phẩm của chị để làm đồ tặng kèm thu hút nhiều người mua.

Không chỉ sản xuất sản phẩm độc đáo, chị Ngọc còn có thể thêu tên nhãn hàng lên bề mặt theo như yêu cầu của đối tác.

Chưa dừng lại ở đây, sản phẩm của chị Ngọc nhanh chóng thu hút công ty nước ngoài và được họ đặt mua.

Sự phát triển nhanh chóng này đã thôi thúc chị mở rộng mô hình kinh doanh. Đồng thời, chị cũng tuyển thêm một số công nhân để kịp sản xuất đồ cung cấp cho đối tác.

Việc này cũng phần nào tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho bà con trong vùng.

6.6. Dùng Vải vụn Để Sản Xuất… Tranh

Nhận thấy nguồn vải vụn thải ra vô cùng nhiều, giá thành lại rẻ Huyền, Hồng và Chi đã nảy sinh ra ý tưởng kinh dung với vải vụn.

Ba người đều là sinh viên của đại học Mở Hà Nội. Mô hình kinh doanh của họ vô cùng độc đáo, mới mẻ. Họ tận dụng vải vụn để vẽ tranh.

Nghe vô cùng thú vị và mới lạ. Bước vào gian phòng của ba cô sinh viên, mọi người sẽ ngay lập tức bị thu hút bởi những bức tranh độc đáo, đẹp mắt.Nào là tranh thiên nhiên, con vật, cảnh phố xá,…

Lượng vốn thấp

Ý tưởng này nảy sinh khi họ làm đồ thủ công tặng bạn. Tận dụng những mảnh vải vụn để làm ra một sản phẩm đẹp, độc, lạ khiến cho chị của Huyền không khỏi suy nghĩ tại sao không kinh doanh dựa trên sản phẩm này.

Cuối cùng cô đã gợi ý cho em gái mình ý tưởng kinh doanh mới lạ này. Được sự gợi ý của chị và sự tham gia của 2 cô bạn, ba người bắt đầu tiến hành làm tranh.

Mới đầu, vốn không có, cả ba chỉ hùm được hơn 300.000 tiền vốn. Họ tìm kiếm các cửa tiệm mua mặc để thu mua, có khi là xin vải vụn không dùng đến.

Rồi sau đó cả ba lại tự mình vận chuyển về phòng trọ. Nhiều khi chở hàng cồng kềnh còn bị các anh công an giao thông phạt.

Sau khi chở hàng về phòng, họ lựa chọn những mảnh vải sạch đẹp, có màu sắc phù hợp để làm nên những bức tranh thủ công.

Mặc dù được làm bằng vải nhưng tranh có màu sắc vô cùng tự nhiên. Nhìn không khác gì sắc tranh sơn dầu.

Mỗi lần nhìn các tác phẩm hoàn thiện, nỗi mệt nhọc của ba cô sinh viên cũng dần tan biến.

Cũng chính ý tưởng kinh doanh này đã tạo cảm hứng cho họ phát triển đề tài nghiên cứu. Nó mang tên những mảnh vải vụn không bị lãng quên.

Với kinh nghiệm gắn bó sâu sắc và thông điệp ý nghĩa được truyền tải, công trình nghiên cứu này đã được giải khuyến khích cấp bộ của cuộc thi.

Làm tranh từ vải vụn

* Marketing, giới thiệu sản phẩm bằng Blog

Không chỉ chu toàn trong công đoạn sản xuất mà ba cô nàng này cũng vô cùng chú ý đến khâu marketing sản phẩm. Họ sử dụng hình thức đăng bài trên blog để quảng bá tranh của mình.

Những bức tranh với tính thẩm mỹ, độc đáo cao đã nhanh chóng thu hút nhiều người mua. Hơn thế, giá cả cũng rất phải chăng, chỉ từ 150.000 – 350.000 VNĐ. Nó có thể được treo trong phòng trách hay bất kì đâu trong nhà để trang trí.

Sau một thời gian, tranh của họ ngày càng được biết đến rộng rãi. Số lượng người đặt mua ngày càng gia tăng.

Nhiều khi không làm tranh kịp phải tắt máy để tập trung cao độ cho công việc. Dần dần, các sản phẩm tranh từ vải vụn của ba cô nàng sinh viên được phân bố rộng rãi ở nhiều tỉnh thành lớn trong cả nước.

Có người còn đặt tranh của các cô để mang sang nước ngoài. Ba cô nàng vừa chia sẻ vừa không giấu nổi niềm tự hào.

Thế nhưng, tiền lời từ việc buôn bán cũng chỉ đủ để các cô trang trải học hành và mua thiết bị học tập cho bản thân.

* Định hướng tương lai

Tuy đam mê là thế nhưng các cô vẫn không sao nhãng, chểnh mảng việc học hành. Sau những giờ học trên lớp, các cô vẫn dành thời gian cho bản thân học tập, bổ sung kiến thức.

Hoàn thành xong các bài tập trên lớp học mới dành thời gian cho đam mê của mình. Những ngày nghỉ, thay vì đi chơi thì cả ba đều ở trong phòng làm tranh để kịp giao cho khách.

Cả ba đều cho hay họ sẽ tiếp tục làm tranh cho đến khi khách hàng không còn hứng thú với sản phẩm của họ nữa.

Tuy nhiên, đây không phải là mục tiêu chính cho tương lai của cả ba. Mỗi người đều đã xác định cho mình một con đường riêng. Còn làm tranh thì họ vẫn sẽ tiếp tục và sẽ phát triển quy mô rộng hơn.

Tuy tuổi còn trẻ nhưng cả ba đều đã biết lo lắng và lên kế hoạch chu toàn cho tương lai. Chắc chắn, học sẽ làm nên thành công trên con đường mình đã chọn lựa.

6.7. Kiếm Thêm Thu Nhập Từ Vải Vụn

Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, người dân kiếm thêm thu nhập từ sản xuất thảm bằng vải vụn.

Đây được xem là nghề tay trái của nhiều bà con nông dân. Hàng ngày, họ kiếm thêm được vài chục ngàn từ đan thảm. Thấy công việc dễ làm, dễ kiếm lơi, ngày càng có nhiều người đan thảm vải ở khu vực này.

Người dân trong vùng biết đến công việc này nhờ vào chủ cơ sở đan thảm. Họ mở rộng cơ sở, tuyển thêm nhân công.

Người dân có thể đến làm trực tiếp tại xưởng, đồng thời, cũng có thể nhận về làm tại nhà. Như vậy, vừa có thể trông coi nhà cửa lại kiếm được tiền những lúc rảnh rỗi. Quy trình đan thảm cũng tương đối dễ học.

Vì thế, mô hình này thu hút nhiều bà con tham gia, đến xin việc. Ban đầu chỉ là bà con trong xã, sau đấy có cả người xã khác, huyện khác đến xin làm.

* Lợi ích từ việc đan thảm

Người dân sau khi hoàn thành xong sản phẩm sẽ giao đến xưởng cho chủ xưởng nghiệm thu sản phẩm. Sau đó, thành phẩm sẽ được bán ra nhiều nơi trong tỉnh và cả các tỉnh thành lân cận.

Một số gia đình làm nông cũng đã kiếm được khoản tiền kha khá cho trang trải cuộc sống nhờ đan thảm.

Ban ngày họ ra đồng làm, tối tối về lại đan thẩm, trò chuyện với nhau. Có những ngày rảnh rỗi hai vợ chồng ở nhà đan thảm cũng kiếm được hơn trăm ngàn.

Chẳng bù cho trước kia chỉ có ra đồng rồi về nhà. Tiền kiếm được cũng chỉ quanh quẩn trong mấy thửa ruộng, không đủ tiêu pha. Năm nào được mùa thì còn có đồng ăn, đồng tiết kiệm. Có năm thì chả đủ ăn tiêu.

Đan thảm bằng vải vụn
Đan thảm bằng vải vụn

Bà Nguyễn Thị Thơm cho hay, nhờ đan thảm vải mà gia đình bà mới trang trải được cuộc sống trong những giai đoạn lợn bị dịch bệnh.

Chăn nuôi cũng rủi ro như một canh bạc, khi được giá thì kiếm được nhiều tiền lời. Có khi lợn bị dịch thì chả kiếm được đồng nào, còn lỗ tiền giống và tiền thức ăn. Cả gia đình phải đối mặt với cảnh nợ nần chồng chất.

Cũng may nhờ có nguồn thu nhập ổn định từ đan thảm mà cuộc sống khấm khá hơn.

6.8. Thu Gom Vải Vụn Để Làm Chất Đốt

Vải vụn không chỉ được sử dụng để làm các đồ dùng sinh hoạt mà nó còn là nguồn nguyên liệu đốt dồi dào.

Những năm gần đây, nó được xem là chất đốt thay thế cho các nhiên liệu đốt lò hơi. Trước kia, người ta không hề biết đến công dụng này của vải vụn. Tuy nhiên, công nghiệp phát triển đẩy mạnh nhu cầu sử dụng lò hơi công nghiệp.

Nó khiến cho nguồn chất đốt ngày càng khan hiếm. Các doanh nghiệp, công ty bắt buộc phải tìm kiếm những nguồn chất đốt khác để thay thế cho nguồn nhiên liệu dần cạn kiệt. Từ đó, công dụng của vải vụn đối với đốt lò hơi được người ta phát hiện và tiến hành khai thác triệt để.

Khi đốt, vải vụn sinh ra nhiệt lượng cao để cung cấp cho lò hơi. Có thể nói, đây là một nguồn chất đốt vô cùng tiềm năng.

Nó mang lại hiệu quả tương đương như những chất đốt khác. Tuy nhiên giá thành nhập vào thì vô cùng rẻ và nguồn hàng cũng dồi dào.

Nhận thấy sự tiềm năng, các nhà cung cấp chất đốt đẩy mạnh nhu cầu thu mua vải vụn. Số lượng người buôn vải vụn rồi bán lại cho các công ty cũng ngày càng tăng.

Người dân có thêm một việc làm mới. Từ đó, tăng thêm thu nhập cho gia đình và cải thiện đời sống hàng ngày.

7. Điều Kiện Cần Thiết Để Thực Hiện Ý Tưởng Kinh Doanh

Những mô hình kinh doanh trên mang lại nguồn vốn cao nhưng phần đa đều là tự phát, không có chiến lược cụ thể.

Vì vậy, khi tiến hành kinh doanh với vải vụn mọi người cần chuẩn bị kĩ lưỡng và chu toàn. Để có thể xây dựng một mô hình hiệu quả, thành công cần phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau:

  • Số vốn đầu tư không yêu cầu nhiều. Tuy nhiên cần phải có một nguồn vốn nhất định khoảng 20.000.000 VND để có thể thu mua vải vụn, thực hiện marketing.
  • Phải có kiến thức và tìm hiểu kĩ càng về mô hình kinh doanh .
  • Phải kiên trì, không bỏ cuộc, chán nản giữa chừng
  • Phải không ngừng sáng tạo, phát triển và làm mới mô hình kinh doanh của mình.
  • Phải lo liệu chu toàn, chuẩn bị các chiến lược phát triển.
  • Phải xây dựng chiến lược marketing song song với chiến lược phát triển mô hình kinh doanh.

8. Thuận Lợi Và Khó Khăn Khi Kinh Doanh Sinh Lời Với Vải Vụn

Việc xây dựng mô hình kinh doanh sinh lời từ vải vụn mang lại giá trị kinh tế cao cho con người. Tuy nhiên, việc gì cũng có những thuận lợi và khó khăn tồn tại song song. Dưới đây là những thuận lợi và các mặt khó khăn khi làm giàu bằng vải vụn:

8.1. Thuận Lợi

  • Là mô hình kinh doanh sinh lời có tính khả thi cao.
  • Không cần nguồn vốn hay chi phí đầu tư lớn.
  • Khả năng thành công cao
  • Có thể dễ dàng mở rộng mô hình kinh doanh
  • Nguồn nguyên liệu dễ dàng tìm kiếm, giá rẻ.

8.2. Khó khăn

* Tuyển dụng, lựa chọn nhân lực

Nhân lực là yếu tố quan trọng trong sản xuất, kinh doanh. Nguồn nhân lực có chất lượng, kĩ năng quyết định đến hiệu suất công việc có tốt hay không. Ngoài ra, không chỉ có “tài” mà nhân lực phải có “đức”.

Phải luôn có tinh thần trách nhiệm đối với công việc. Đồng thời, mọi người cũng phải có tinh thần đoàn kết, hòa hợp với nhau.

Như thế, khi làm việc mới đạt được hiệu quả cao. Có thể nói, khâu tuyển dụng nhân lực là một bước vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mô hình kinh doanh.

Kiếm thêm thu nhập từ vải vụn
Kiếm thêm thu nhập từ vải vụn

* Phương hướng, chiến lược để phát triển mô hình

Những mô hình kinh doanh trước đây của người dân đều phát triển theo hướng tự phát. Nó tiềm ẩn nhiều rủi ro và hậu quả khi tiến hành.

Vì thế, chúng ta cần phải tìm hiểu và xác định rõ phương hướng kinh doanh để tránh những hậu quả không đáng có cũng như là phát triển mô hình một cách tốt nhất.

Ngay từ bước đầu, việc lập ra một bản chiến lược phát triển của mô hình là vô cùng cần thiết. Nó quyết định bước phát triển của mô hình, cũng như là khả năng thành công hay thất bại.

Vì thế, chúng ta nên học hỏi những người đã có kinh nghiệm để có thể đưa ra một chiến lược phát triển toàn diện, tiềm năng nhất.

* Marketing một cách hiệu quả

Việc thực hiện marketing hay lập một trang web cho mô hình kinh doanh không hề đơn giản như nhiều người nghĩ. Thế nào để tạo nên một trang web hấp dẫn, thu hút nhiều người là vấn đề nan giải của nhiều doanh nghiệp.

Bố cục trình bày hay nội dung, hình ảnh đều phải được lựa chọn kỹ càng và lôi cuốn. Chưa kể, các bài viết, giới thiệu cần phải có sức ảnh hưởng, đánh vào tâm lí của người đọc, hiểu được nhu cầu của họ.

Như thế thì mô hình kinh doanh mới được nhiều người biết đến và có khả năng được mở rộng, phát triển.

9. Công Ty Chuyên Thu Gom Vải vụn Đốt Lò Hơi

Số 1 Việt Nam là công ty chuyên sản xuất lò hơi công nghiệp. Đồng thời, chúng tôi cũng thu gom và bán các chất đốt lò hơi để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Hiện nay, nhu cầu chất đốt ngày càng tăng cao.

Trong khi đó, vải vụn là một nguồn nguyên liệu đốt tiềm năng. Vì thế, chúng tôi đẩy mạnh thu mua vải vụn để đốt lò hơi. Đơn vị nào có khả năng cung ứng lượng lớn vải vụn vui lòng liên hệ cho Số 1 Việt Nam.

Hợp tác với chúng tôi, quý vị sẽ được hưởng nhiều ưu đãi. Mọi điều khoản sẽ được thỏa thuận đôi bên và làm thành hợp đồng. Đặc biệt, chúng tôi cam kết sẽ không ép giá nhà cung cấp.

Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp các sản phẩm nồi hơi, lò hơi và một số nguyên liệu đốt. Nếu quý vị có nhu cầu hãy liên lạc ngay với chúng tôi để được cung cấp sản phẩm chất lượng, uy tín.

 

Mời quý khách hang tham khảo thêm: Nồi hơi

Mời quý khách hang tham khảo thêm:  Mua bán nồi hơi

Mời quý khách hang tham khảo thêm:  bán lò hơi đốt vải vụn

Mời quý khách hang tham khảo thêm:  bán lò hơi đốt than

Mời quý khách hang tham khảo thêm:  bán nồi hơi đốt củi

Mời quý khách hang tham khảo thêm:  Wood Pellet là gì ?

Mời quý khách hang tham khảo thêm: Wood Chip là gì ?

Mời quý khách hang tham khảo thêm:  Fossil fuels là gì ?

Mời quý khách hang tham khảo thêm: Nhiên liệu hóa thạch

 

 

Mời quý khách hang tham khảo thêm:  10 Cách tái chế vải vụn

Mời quý khách hang tham khảo thêm:  Báo Giá Viên Nén Mùn Cưa

Mời quý khách hang tham khảo thêm: Bảo Trì Nồi Hơi Lò Hơi Đốt Than

Mời quý khách hang tham khảo thêm:  Các loại lò hơi hơi Số 1 Việt Nam

Mời quý khách hang tham khảo thêm:  Cách Xử Lý Khí Thải Lò Hơi Đốt Củi

Mời quý khách hang tham khảo thêm:   Cần mua củi đốt lò

Mời quý khách hang tham khảo thêm:  Cấu tạo của lò hơi đốt than

Mời quý khách hang tham khảo thêm:  Cấu tạo nồi hơi đốt than

Mời quý khách hang tham khảo thêm:  Cấu tạo nồi hơi đốt vải

Mời quý khách hang tham khảo thêm: Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Lò Hơi

Mời quý khách hang tham khảo thêm: Giá Bán Viên Gỗ Nén cho đốt lò

Mời quý khách hang tham khảo thêm: Làm Gì Với Vải Thừa của công ty may

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *